Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa
CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG TIÊN PHONG, HIỆN THỰC HÓA KHÁT VỌNG XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG THANH HÓA VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG        
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 10

    Hôm nay: 713

    Đã truy cập: 2325402

Một số vấn đề về nâng cao chất lượng Hội nghị cán bộ, công chức; Hội nghị người lao động, Hội nghị đối thoại trong DN.

Thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ về “Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập”; Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc “Quy định chi tiết khoản 3 điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc” Hướng dẫn số 1755/HD-LĐLĐ ngày 20/11/2013; Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/9/2015 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc CĐCS tham gia thực hiện QCDC, tham gia tổ chức hội nghị NLĐ, hội nghị đối thoại trong doanh nghiệp; và các văn bản hướng dẫn tổ chức hội nghị CBCC, hội nghị NLĐ, hội nghị đối thoại hàng năm của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa.

     Đ/c Phạm Ngọc Điệp-Ủy viên BCH Liên doàn Lao động tỉnh, Chủ tịch Công đoàn Ngành Công Thương, phát biểu tại hội nghị NLĐ năm 2018 Công ty CP Bao bì Lam Sơn    

Trong những năm qua, các cấp công đoàn trong toàn tỉnh đã tích cực phối hợp với chuyên môn tổ chức Hội nghị CBCC, Hội nghị người lao động, Hội nghị đối thoại trong DN. Chất lượng hội nghị CBCC, hội nghị NLĐ, hội nghị đối thoại trong doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực; các cơ quan, đơn vị, DN tổ chức hội nghị đảm bảo đúng quy trình và tiến độ, phát huy quyền dân chủ trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động  trong việc góp ý xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, cũng như việc xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ  trong doanh nghiệp,  ngăn ngừa tranh chấp lao động, xây dựng DN ngày càng ổn định và phát triển bền vững. Theo tổng hợp báo cáo của các cấp công đoàn năm 2017 đã có 3.058/3157 đạt 96.8% đơn vị HCSN tổ chức được Hội nghị CBCC; có 320/472 đạt 69.7% DN có tổ chức công đoàn tổ chức được Hội nghị NLĐ; có 306/472 đạt 64,8% DN có tổ chức công đoàn tổ chức được Hội nghị đối thoại định kỳ; có 61,3% DN có tổ chức công đoàn ký được TƯLĐTT; 96% các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng và bổ sung, sửa đổi các quy chế hoạt động và Quy chế dân chủ ở cơ sở.Giám sát được 25 đơn vị về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Hội nghị CBCC, VC.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách nghiêm túc chúng ta nhận thấy việc phối hợp giữa chuyên môn và tổ chức công đoàn trong việc tổ chức Hội nghị CBCC, Hội nghị người lao động, Hội nghị đối thoại trong DN hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập đó là:

+ Một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp người đứng đầu chưa coi trọng và nhận thức đúng đắn tầm quan trọng và ý nghĩa  to lớn của vấn đề phát huy quyền dân chủ ở cơ sở, chưa thực sự coi đây là trách nhiệm của mình nên còn giao phó cho tổ chức công đoàn chuẩn bị, chưa dành thời gian thỏa đáng cho hội nghị, có nơi tổ chức hội nghị CBCC, hội nghị NLĐ kết hợp với hội nghị tổng kết công tác năm của đơn vị , doanh nghiệp; thậm chí có nơi không tổ chức được hội nghị CBCC, hội nghị NLĐ, đặc biệt là hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp.Một số nơi Nghị quyết hội nghị được ban hành nhưng việc giám sát thực hiện chưa thường xuyên, còn để xảy ra tình trạng mất đoàn kết.

+ Công tác phối hợp chuẩn bị nội dung hội nghị còn sơ sài, thiếu nghiêm túc, thực hiện chưa đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền và không đúng với tinh thần của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

+Một số nơi tổ chức còn mang tính hình thức, đối phó, chưa có tác dụng thực sự để góp phần giúp nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phát huy trí tuệ, sáng tạo của người lao động, nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị , doanh nghiệp tốt hơn.

+ Hội nghị CBCC, Hội nghị người lao động, Hội nghị đối thoại trong DN là diễn đàn dân chủ trực tiếp, là nơi để Công chức,viên chức và người lao động phản ánh các ý kiến và tâm tư, nguyện vọng của mình đối với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, DN.Tuy nhiên, tại các hội nghị này nhiều người lại thờ ơ, không dám phát biểu, còn né tránh, ngại nói thẳng, nói thật, ngại va chạm người quản lý, người đứng đầu. Vì vậy chất lượng một số hội nghị còn chưa cao.

Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên có nhiều nhưng chủ yếu là:     

Công tác tuyên truyền Thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ ở một số nơi còn nhiều hạn chế. Chưa phổ biến thường xuyên sâu rộng, làm chuyển biến cả nhận thức và hành động của một số cấp ủy đảng, chính quyền, lãnh đạo cơ quan đơn vị, doanh nghiệp về công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.Một số nơi các cấp lãnh đạo còn xem nhẹ, chưa quan tâm,coi trọng vấn đề này. Mặt khác, những cơ quan, đơn vị không tổ chức hội nghị CBCC, Hội nghị NLĐ, Hội nghị đối thoại trong DN, hiện nay vẫn không có chế tài đủ mạnh, răn đe. Nhiều nơi còn khoán trắng  cho tổ chức công đoàn. Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên, nắm bắt thông tin, đề xuất biện pháp chỉ đạo chưa kịp thời, lỗi phần lớn do khách quan.Một số  CC,VC và người lao động còn chưa nhận thức đầy đủ vai trò trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quy chế dân chủ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.Công tác chỉ đạo, tham mưu, phối hợp của các cấp công đoàn  trong việc thực hiện quy chế dân chủ còn nhiều hạn chế.

Để nâng cao hiệu quả, chất lượng hội nghị CBCC, hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại trong DN trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

1. Đối với tổ chức công đoàn:

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức, và người lao động về thực hiện dân chủ cơ sở và phát huy vai trò làm chủ, ý thức phản biện của cán bộ công chức, viên chức, lao động đối với việc thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị.doanh nghiệp.

 - Nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của CBCC,VC và người lao động để trực tiếp tham gia xây dựng, thực hiện dân chủ cơ sở và hội nghị CBCC, hội nghị người lao động, Hội nghị đối thoại trong DN .

-Tập huấn cho cán bộ công đoàn về kỹ năng tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị; phổ biến kinh nghiệm và các nội dung pháp luật liên quan đến việc thực hiện dân chủ cơ sở. Tư vấn, hướng dẫn BCH công đoàn cơ sở về quy trình hội nghị CBCC, hội nghị NLĐ, Hội nghị đối thoại trong DN .

- Hoàn thiện quy chế, nâng cao chất lượng phối hợp giữa Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và BCH công đoàn. Tập huấn cho cán bộ làm công tác thanh tra nhân dân về chức năng nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân, kỹ năng  xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện quyền thanh tra, giám sát xác minh vụ việc theo quy định pháp luật. Tăng cường giám sát việc thực hiện Nghị quyết hội nghị CBCC (thông qua Ban thanh tra nhân dân);  Phối hợp để bố trí những người có phẩm chất, năng lực tốt, được CBCC,VC tín nhiệm làm công tác thanh tra nhân dân. Chỉ đạo thanh tra nhân dân xây dựng quy chế hoạt động và tổ chức hoạt động theo pháp luật;

- Phát huy vai trò thành viên công đoàn trong các Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đề xuất, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền đồng cấp tăng cường kiểm tra, theo dõi, đánh giá, uốn nắn việc triển khai thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, DN thuộc phạm vi quản lý để đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, đồng thời báo cáo, đề xuất lên cấp trên có thẩm quyền để xử lý đối với những trường hợp vi phạm dân chủ cơ sở.

2.Đối với cấp ủy và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị doanh nghiệp

-Thực hiện đồng bộ vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, thủ trưởng cơ quan,đơn vị, DN, công đoàn và các đoàn thể khác trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hội nghị CBCC,hội nghị người lao động, Hội nghị đối thoại trong DN .

-Thủ trưởng cơ quan đơn vị, DN cần xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu để chủ động trong việc chuẩn bị nội dung, bố trí đủ thời gian và phối hợp với chủ tịch công đoàn chỉ đạo Hội nghị CBCC, hội nghị người lao động, hội nghi đối thoai theo quy định tại Nghị định 04/2015/NĐ-CP và Nghị định 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ .

-Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, DN phải công khai, tổ chức cho CBCC,VC và người lao động tham gia vào các nội dung CBCC,VC, người lao động được biết, được bàn, được tham gia ý kiến trước khi quyết định theo quy định pháp luật và thực hiện quyền kiểm tra giám sát của CBCC,VC và người lao động. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết Hội nghị CBCC, hội nghị NLĐ hàng năm.Tạo điều kiện thuận lợi và bố trí nguồn kinh phí hợp lý để Ban thanh tra nhân dân hoạt động.

-Cấp ủy đảng phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt quan tâm lãnh đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, DN và tổ chức công đoàn trong thực hiện dân chủ cơ sở. Tăng cường chế tài đối với các cơ quan, đơn vị, DN chưa thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc theo quy định.

 

Phạm Ngọc Điệp - Chủ tịch CĐ Ngành Công Thương Thanh Hoá

Trang thông tin điện tử Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa

Giấy phép số 06/GP-TTĐT do Sở thông tin Truyền thông tỉnh Thanh Hóa ngày 01/9/2021

Địa chỉ: Số 37 - Đại lộ Lê Lợi - Tp. Thanh Hóa

Điện thoại: 02373.852.369 ; Fax: 02373.852.369; Email: congdoanthanhhoa@thanhhoa.gov.vn

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa