Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa
CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG TIÊN PHONG, HIỆN THỰC HÓA KHÁT VỌNG XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG THANH HÓA VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG        
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 22

    Hôm nay: 905

    Đã truy cập: 3195836

Một số giải pháp trong công tác vận động khối Doanh nghiệp FDI hoàn thành các chỉ tiêu thu đoàn phí Công đoàn

Liên đoàn Lao động huyện Yên Định hiện nay đang quản lý 137 Công đoàn cơ sở trực thuộc, với 22.047 đoàn viên, trong đó số doanh nghiệp FDI có tổ chức Công đoàn trên địa bàn huyện là 8 đơn vị, cụ thể: Công ty TNHH Giầy Alena Việt Nam, công ty TNHH Giầy Aresa Việt Nam, công ty TNHH Giầy Weilina Việt Nam, công ty TNHH Dệt kim Jasan Thanh Hóa, công ty TNHH Rose Orchard Việt Nam, công ty TNHH vật liệu ngành giầy Hong Sheng, công ty TNHH HUG VINA, công ty Long Hành Thiên Hạ. Các công ty này có số đoàn viên lên tới hơn 19 nghìn người.

       Số lao động đông, trình độ không đồng đều dẫn đến việc tuyên truyền để người  lao động hiểu về tổ chức Công đoàn, tự nguyện viết đơn gia nhập tổ chức Công đoàn cũng như nạp đoàn phí Công đoàn vẫn còn là khó khăn. Tuy nhiên trong những năm qua nhờ  làm tốt công tác tuyên truyền, cùng sự phối hợp chặt chẽ với Ban giám đốc các công ty việc thu 2% kinh phí công đoàn và 1% đoàn  phí Công đoàn đã đạt được những kết quả nhất định. Chỉ tính trong năm 2022 CĐCS khối Doanh nghiệp FDI trên địa bàn  huyện thu 1% đoàn phí công đoàn là gần 6,5 tỷ đồng, nạp 40% đoàn phí  lên cấp trên là  gần 2,6 tỷ đồng.

Buổi tuyên truyền trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi của đoàn viên, vận động đoàn viên đóng đoàn phí Công đoàn theo quy định

       Để có được kết quả thu đoàn phí Công đoàn trong những năm qua đối với doanh nghiệp  FDI, Liên đoàn Lao động  huyện Yên Định đã chỉ đạo các CĐCS bằng hệ thống văn bản cũng như trực tiếp lên làm việc với chủ Doanh nghiệp, làm việc với  người lao động và đoàn viên công đoàn trong các công ty. Liên đoàn Lao động huyện đã có các giải pháp cụ thể như  sau:

       Thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kết hợp với công tác vận động, thuyết phục đoàn viên chấp hành các quy định của pháp luật về thu, chi; trích, nộp đoàn phí Công đoàn. Cần rà soát để đánh giá, phân loại từng đối tượng theo nhóm để có hình thức, nội dung tuyên truyền, tác động phù hợp.

       Thứ hai: Rà soát, thống kê lập hồ sơ theo dõi đối tượng đóng đoàn phí Công đoàn mở sổ sách theo dõi nợ tồn đọng từng đơn vị liên tục qua các năm, đối chiếu nợ, theo dõi nợ, có công văn yêu cầu các đơn vị CĐCS FDI đóng đoàn phí Công đoàn theo quy định, không để sót, lọt nợ và thất thoát nguồn thu của tổ chức Công đoàn.

       Thứ ba: Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện các chương trình liên tịch với cơ quan (Thuế, Tài chính, Kho bạc, BHXH, phòng LĐTB-XH, thanh tra lao động, chính quyền cùng cấp…) trong việc thu kinh phí, đoàn phí Công đoàn; rà soát để bổ sung, chỉnh sửa những thiếu sót và bất cập trong các chương trình liên tịch nhằm tổ chức triển khai thực hiện các chương trình liên tịch trong  các năm tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.

       Thứ tư: Liên đoàn Lao động huyện và CĐCS trong các Doanh nghiệp FDI cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động thiết thực chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, để doanh nghiệp cũng như người lao động thấy được hoạt động của tổ chức Công đoàn đóng góp quan trọng trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn đinh, tiến bộ tại doanh nghiệp.

       Thứ năm: Thực hiện tốt công tác công khai minh bạch các nguồn thu, chi của các cấp Công đoàn theo quy định, tạo sự tin tưởng của đoàn viên, doanh nghiệp khi trích nộp kinh phí, đoàn phí.

       Thứ sáu: Chủ động phối hợp Ban giám đốc các doanh nghiệp ban hành văn bản vận động đoàn viên, người lao động đóng đoàn phí Công đoàn theo quy định của pháp luật hiện hành. 

          Thứ bảy: Chỉ đạo Công đoàn cơ sở thực hiện đúng, đủ và kịp thời các quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác quản lý tài chính, tài sản Công đoàn. Trả lời kịp thời, thỏa đáng những thắc mắc, đề xuất, kiến nghị về công tác quản lý tài sản, tài chính Công đoàn.

           Thứ tám: Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp mọi mặt cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính Công đoàn từ huyện đến các CĐCS. Đây chính là đội ngũ tham mưu cho lãnh đạo quản lý tài chính, tài sản và chỉ đạo công tác thu tài chính Công đoàn. Tổ chức các lớp tập huấn về tài chính Công đoàn cho CĐCS và mời người sử dụng lao động, kế toán đơn vị dự để tuyên truyền, vận động, cung cấp văn bản tài liệu về trích nộp đoàn phí Công đoàn…;

       Thứ chín: Kịp thời khen thưởng, biểu dương gương điển hình đối với những CĐCS và doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định về quản lý tài chính, tài sản Công đoàn cũng như thu đúng, thu đủ, thu vượt kinh phí và đoàn phí Công  đoàn.

       Với việc triển khai các biện pháp, giải pháp nêu trên trong những năm qua các doanh nghiệp FDI đóng trên địa bàn huyện Yên Định đã có những chuyển biến tích cực trong việc quản lý tài chính, tài sản Công đoàn nói chung và trong việc đóng kinh phí, đoàn phí Công đoàn nói riêng. Đến nay đa số đoàn viên trong các CĐCS khối doanh nghiệp FDI đã tham gia đóng đoàn phí Công đoàn một cách tự nguyện, tự giác góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu tài chính Công đoàn của Liên đoàn Lao động huyện Yên Định hàng năm.

                                                                                      Phạm Thị Nga - Liên đoàn Lao động huyện Yên Định

Trang thông tin điện tử Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa

Giấy phép số 06/GP-TTĐT do Sở thông tin Truyền thông tỉnh Thanh Hóa ngày 01/9/2021

Địa chỉ: Số 37 - Đại lộ Lê Lợi - Tp. Thanh Hóa

Điện thoại: 02373.852.369 ; Fax: 02373.852.369; Email: congdoanthanhhoa@thanhhoa.gov.vn

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa