Những kết quả nổi bật về công tác phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn Cơ sở của Công đoàn Thanh Hoá, nhiệm kỳ 2018-2023
Nhiệm kỳ 2023 - 2028, phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn Thanh Hóa diễn ra trong điều kiện chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh đảm bảo, tiềm lực kinh tế của tỉnh ngày càng lớn mạnh, nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách mới của tỉnh đã thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, sản xuất kinh doanh. Trên địa bàn tỉnh, cùng với số lượng doanh nghiệp đăng ký cấp phép hoạt động mới ngày càng tăng (mỗi năm có khoảng hàng nghìn doanh nghiệp được cấp phép), mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động ngày càng tốt hơn, đời sống, việc làm, thu nhập của CNLĐ từng bước được nâng lên, đó cũng là điều kiện thuận lợi để Công đoàn các cấp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thu hút đoàn viên, người lao động, người sử dụng lao động tham gia vào các hoạt động do Công đoàn tổ chức, từ đó tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.
Buổi lễ công bố Quyết định thành lập Công đoàn cơ sở
Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội XIX Công đoàn tỉnh Thanh Hóa, Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh đã xây dựng Chương trình trọng tâm về phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, giai đoạn 2018 - 2023, trong đó chỉ đạo các cấp Công đoàn xây dựng kế hoạch, chủ động khảo sát tình hình doanh nghiệp, CNLĐ; thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển đoàn viên, phân công nhiệm vụ cho các thành viên đôn đốc, kiểm tra, thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, thu hút tập hợp đoàn viên, thành lập CĐCS. Xây dựng và ban hành hướng dẫn về quy trình phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; tạo các Infograpic về quy trình, thủ tục, trình tự phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS với nhiều hình thức phong phú đăng tải trên các trang thông tin điện tử Công đoàn Thanh Hóa, tạo thuận lợi cho công tác tuyên truyền, vận động thu hút, tập hợp đoàn viên, CĐCS.
Chủ động xây dựng và ký Quy chế phối hợp giữa LĐLĐ tỉnh với Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, chi nhánh tại các tỉnh Bắc Trung bộ, trong đó có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.
Đa dang hóa các hình thức tuyên truyền vận động như: Tổ chức 512 cuộc gặp gỡ trao đổi tư vấn pháp luật, tuyên truyền vận động phát triển đoàn viên trong, ngoài doanh nghiệp; cấp phát 100.000 tờ rơi, tờ gấp tờ rơi, tờ gấp, đăng tải trên các bảng tin, pano, apphich có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu về quyền, lợi ích của người lao động khi tham gia vào tổ chức Công đoàn. Tổ chức Hội nghị chuyên đề công tác phát triển đoàn viên Cụm thi đua Liên đoàn Lao động các tỉnh Bắc Trung Bộ, nhằm đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển của CNLĐ và hoạt động của doanh nghiệp trong khu vực, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm về công tác tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, CĐCS.
Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, thường xuyên tổ chức các phong trào thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động, nghiên cứu xây dựng và phát động các phong trào thi đua mới nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của tỉnh và của tổ chức Công đoàn, như phong trào “Công nhân, viên chức, lao động chung sức hiện thực hóa khát vọng xây dựng quê hương Thanh Hóa văn minh, thịnh vượng, giai đoạn 2021-2030”. Các phong trào thi đua yêu nước đã lan tỏa sâu rộng trong đoàn viên, CNVCLĐ, nhiều tập thể và cá nhân được các cấp các ngành biểu dương, khen thưởng, tạo thuận lợi cho công tác thu hút, tập hợp đoàn viên, NLĐ.
Đổi mới công tác vận động tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, xây dựng Quỹ Mái ấm Công đoàn, chia sẻ giúp đỡ đoàn viên, người lao động gặp khó khăn, nghiên cứu mở rộng quỹ “Mái ấm Công đoàn” thành Quỹ “Hỗ trợ đoàn viên, CNVCLĐ Công đoàn Thanh Hóa”...Đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt Công đoàn, tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các diễn đàn, hội thảo, các sân chơi bổ ích... Thông qua công tác tuyên truyền, đã làm chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động của người lao động, đoàn viên công đoàn và người sử dụng lao động, hiểu về chủ trương, đường lối Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,người lao động chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động do công đoàn tổ chức, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ, từ đó vận động người lao động tham gia vào tổ chức Công đoàn.
Với nhiều giải pháp cụ thể, trong nhiệm kỳ, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã phát triển mới được 112.466/50.000 đoàn viên, đạt 224,9% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Trong đó, phát triển trong các đơn vị đã có tổ chức công đoàn 74.154 đoàn viên. Phát triển trong các đơn vị CĐCS mới thành lập 38.312 đoàn viên, nâng tổng số đoàn viên toàn tỉnh tăng thêm so với đầu nhiệm kỳ là 92.969 người (số đoàn viên hiện có 328.447 người, đầu nhiệm kỳ 235.478 người).
Về công tác vận động thành lập CĐCS đã tạo được đột phá mới. Trong nhiệm kỳ, các cấp Công đoàn đã triển khai linh hoạt, đa dạng các hình thức tuyên truyền vận động, tùy theo điều kiện thực tiễn của từng địa phương, đơn vị, đa số người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp đã nhận thức sâu sắc về quyền tham gia tổ chức đại diện người lao động (Công đoàn Việt Nam) theo quy định của Điều 5, Luật Lao động sửa đổi năm 2019, thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Kết quả số CĐCS thành lập mới 503/300 đơn vị, đạt 167,6% chỉ tiêu NQ, Chương trình đề ra, trong đó có 42 CĐCS doanh nghiệp FDI.
Tuy nhiên, tỉ lệ thu hút, tập hợp đoàn viên,CĐCS còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có trên địa bàn tỉnh, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ lao động thường xuyên biến động, ảnh hưởng đến công tác thu hút, tập hợp đoàn viên, CĐCS. Trong những năm tới, với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, môi trường đầu tư của tỉnh tiếp tục được cải thiện nhờ nhiều dự án lớn đang tiếp tục đầu tư, mở rộng, dự báo đến năm 2030, tổng số doanh nghiệp được cấp phép họat động sẽ có khoảng trên 50.000DN, đội ngũ CNLĐ không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Với mục tiêu, tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, thu hút, tập hợp đông đảo người lao động tham gia vào tổ chức Công đoàn; Đẩy mạnh phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong thời gian tới, các cấp Công đoàn trong tỉnh tiếp tục thực hiện tốt một số các giải pháp sau:
Một là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Công đoàn trong công tác tập hợp, vận động người lao động, phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, sự phối hợp của chính quyền, các ban ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể chính trị trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn.
Hai là, đổi mới, đa dạng hóa phương thức vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đoàn viên để tạo sức thu hút người lao động tham gia các hoạt động Công đoàn và tự nguyện gia nhập Công đoàn. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác ưu thế của mạng xã hội trong việc đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền, vận động, thu hút, tập hợp người lao động tham gia vào tổ chức Công đoàn. Chỉ đạo Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phối hợp với ngành chức năng khảo sát, rà soát, nắm bắt hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp trên nền tảng chia sẻ dữ liệu thông tin từ các cơ quan chức năng, để vận động thành lập CĐCS ngay sau khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
Ba là, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động của đội ngũ cán bộ Công đoàn các cấp, đặc biệt đội ngũ cán bộ làm công tác phát triển đoàn viên các các cấp; xây dựng mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên làm công tác phát triển đoàn viên ở cơ sở.., từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động, tập hợp, thu hút, người lao động tham gia vào tổ chức Công đoàn. Gắn việc phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS với quản lý chặt chẽ đoàn viên Công đoàn và xây dựng CĐCS vững mạnh. Nâng cao chất lượng công tác đoàn viên, tiếp tục cập nhật, rà soát thông tin đoàn viên, đổi thẻ đoàn viên thông qua phần mềm quản lý đoàn viên; Tích cực ứng dụng phần mềm quản lý số trong công tác quản lý đoàn viên Công đoàn.
Bốn là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn, đa dạng hóa, hiện đại hóa công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, CNVCLĐ trên các nền tảng số; Nâng cao vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động; đẩy manh các phong trào thi đua lao động, sản xuất, công tác, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của đoàn viên, người lao động, xây dựng cơ quan, đơn vị doanh nghiệp phát triển; Quan tâm, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở, nhất là đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước có đủ năng lực, uy tín, trách nhiệm, nhiệt tình với phong trào hoạt động ở cơ sở, có khả năng thu hút, tập hợp người lao động nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở.
Năm là, tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác phát triển đoàn viên, bố trios nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác tuyên truyền, vận động, thu hút, tập hợp hợp đoàn viên, CĐCS. Có chính sách bồi dưỡng, hỗ trợ, khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ công đoàn, cộng tác viên, tuyên truyền viên làm công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Thường xuyên tiến hành sơ kết đánh giá, khen thưởng, chia sẻ kinh nghiệm nhân rộng mô hình hay, cách làm tốt để lan tỏa công tác phát triên đoàn viên, thành lập CĐCS hàng năm.
Trịnh Thị Tuyết – Phó Trưởng ban Tổ chức LĐLĐ tỉnh