Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa
CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG TIÊN PHONG, HIỆN THỰC HÓA KHÁT VỌNG XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG THANH HÓA VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG        
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 14

    Hôm nay: 2087

    Đã truy cập: 3185083

Công tác dân số KHHGĐ trong CNVCLĐ tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, tổng số CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh là 280.500 người, trong đó nữ CNVCLĐ là 168.459/280.500 người chiếm 60%, đang sinh hoạt tại 3.654 CĐCS; tổng số đoàn viên công đoàn 230.018, trong đó nữ 162.459 chiếm 70,6%.

Hiện nay, tổng số CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh là 280.500 người, trong đó nữ CNVCLĐ là 168.459/280.500 người chiếm 60%, đang sinh hoạt tại 3.654 CĐCS; tổng số đoàn viên công đoàn 230.018, trong đó nữ 162.459 chiếm 70,6%. Số nữ CNLĐ trong độ tuổi sinh đẻ ở các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Tại các khu công nghiệp lực lượng lao động nữ chiếm đông, công nhân làm việc trong môi trường vất vả, thời gian làm việc kéo dài, tập trung, căng thẳng nên không có điều kiện chăm sóc sức khỏe cho bản thân dẫn đến việc hạn chế cơ hội tìm hiểu thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS, phần lớn các lao động nữ còn trẻ nên thiếu kiến thức về hôn nhân, thiếu kiến thức về an toàn tình dục, SKSS, các biện pháp KHHGĐ dẫn đến tỷ lệ nạo phá thai cao, có nhiều trường hợp phá thai nhiều lần, hậu quả để lại như không thể có con, mắc bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa ở nữ CNVCLĐ trong độ tuổi sinh đẻ còn cao....

Từ thực trạng trên Ban Thường vụ LĐLĐ Tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động làm cho cán bộ và CNVCLĐ nhận thức đầy đủ về công tác DS/KHHGĐ; Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, các lực l­ượng xã hội, đặc biệt là ngành y tế từ tỉnh đến cơ sở trong việc tăng cư­ờng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản đến CNVCLĐ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các hoạt động truyền thông tập trung vào việc tuyên truyền, tư vấn cho cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ về các chế độ, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về DS- KHHGĐ. Gắn tuyên truyền, vận động, thuyết phục thực hiện chính sách DS-KHHGĐ với việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng gia đình văn hoá với tiêu chí “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Hàng năm có 80% trở lên gia đình CNVCLĐ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Qua đó, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động trong CNVCLĐ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ.

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dư­ỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số- KHHGĐ nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của công tác DS-KHHGĐ.

Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác DS- KHHGĐ, đặc biệt là các khu công nghiệp đông CNLĐ, các nông, lâm trường vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao nhận thức cho CNVCLĐ thực hiện tốt về chính sách dân số - KHHGĐ. Tiếp tục đa dạng hoá, nội dung và hình thức tuyên truyền về bình đẳng giới; truyền thông về DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tư vấn chăm sóc sức khỏe mang thai và nuôi con nhỏ; tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng...; Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Dân số thế giới (11.7), Ngày Dân số Việt Nam (26.12), Tháng Dân số (tháng 12) và tổ chức các hoạt động có ý nghĩa về công tác DS-KHHGĐ... với đối tượng trọng tâm là nữ CNVCLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép các hoạt động truyền thông dân số, chăm sóc SKSS, KHHGĐ với các hoạt động của Công đoàn trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn gia đình văn hoá để tạo môi trường xã hội lành mạnh; Biểu dương khen thư­ởng những cơ quan, đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc về thực hiện công tác DS- KHHGĐ.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác DS- KHHGĐ để kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Hàng năm, CĐCS tổ chức cho cán bộ, CNVCLĐ ký cam kết thực hiện các quy định về chính sách DS-KHHGĐ, lấy kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể, cá nhân; Thực hiện nghiêm việc khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ công chức, đảng viên, CNVCLĐ vi phạm chính sách DS-KHHGĐ.

Kiện toàn Ban chỉ đạo Dân số-KHHGĐ ở các cấp CĐ trong toàn tỉnh tạo điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác Dân số- KHHGĐ.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 gắn với triển khai thực hiện Kết luận số 119-KL/TW của Ban bí thư (khóa XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa IX) “về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình” sâu rộng trong các cấp công đoàn và CNVCLĐ toàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp công đoàn và đoàn viên, CNVCLĐ trong việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; thực hiện mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con không sinh con thứ 3.

 

Lê Thị Kim Liên, Trưởng ban Nữ công LĐLĐ tỉnh


Trang thông tin điện tử Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa

Giấy phép số 06/GP-TTĐT do Sở thông tin Truyền thông tỉnh Thanh Hóa ngày 01/9/2021

Địa chỉ: Số 37 - Đại lộ Lê Lợi - Tp. Thanh Hóa

Điện thoại: 02373.852.369 ; Fax: 02373.852.369; Email: congdoanthanhhoa@thanhhoa.gov.vn

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa