Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa
CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG TIÊN PHONG, HIỆN THỰC HÓA KHÁT VỌNG XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG THANH HÓA VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG        
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 30

    Hôm nay: 2871

    Đã truy cập: 2321791

LĐLĐ huyện Hoằng Hóa bảo vệ quyền lợi ích, hợp pháp chính đáng cho CNLĐ trong tình hình dịch bệnh COVID-19

Hoằng Hóa hiện nay có hơn 400 doanh nghiệp với tổng số gần 6000 CNLĐ trong đó có 30 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn với số đoàn viên là gần 3.000 đoàn viên. Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoằng Hóa chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có 2 doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, 1 doanh nghiệp có 60% vốn nước ngoài còn lại là các doanh nghiệp Việt Nam, lĩnh vực sản xuất tập trung nhiều ở ngành may mặc, thị trường xuất khẩu: Các nước châu âu, Mỹ, Trung Quốc.

Vì vậy khi diễn ra dịch covid – 19 các doanh nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trước tình hình đó, thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của BTV LĐLĐ tỉnh, LĐLĐ huyện Hoằng Hóa đã triển khai các văn bản chỉ đạo đến CĐCS khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở mức độ cao hơn, thực hiện đồng bộ, sáng tạo nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh.

Ngay sau khi nhận được công văn chỉ đạo của LĐLĐ huyện, các công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp đã phối hợp với chủ doanh nghiệp triển khai nghiêm túc, liên tục các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho đoàn viên, NLĐ tại nơi làm việc như: Tuyên truyền rộng rãi các hướng dẫn nhận biết, phòng chống bệnh; cách rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách; cập nhật tuyên truyền liên tục các khuyến cáo, hướng dẫn của Bộ Y tế; Phối hợp người sử dụng lao động của đơn vị nắm bắt kế hoạch sản xuất, có phương án cụ thể trong việc xắp xếp việc làm cho người lao động, kế hoạch cắt giảm lao động của đơn vị, chính sách hỗ trợ cho CNLĐ khi doanh nghiệp cắt giảm lao động để có sự thống nhất tuyên truyền cho công nhân lao động hiểu rõ, tạo sự đồng thuận khi doanh nghiệp cắt giảm lao động và báo cáo cụ thể bằng văn bản về LĐLĐ huyện;  Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện ngay các biện pháp đo thân nhiệt cho người lao động trước khi vào làm việc; Yêu cầu người lao động phải đeo khẩu trang, không bình luận, chia sẻ các thông tin trái chiều về phòng chống dịch Covid-19; Nắm bắt tình hình, tư tưởng của CNLĐ về dịch bệnh diễn biến phức tạp, tập trung tuyên truyền để người lao động chia sẻ khó khăn khi doanh nghiệp cắt giảm lao động do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Không vì lý do này để kích động ngừng việc tập thể.

Qua triển khai cho thấy nhìn chung các doanh nghiệp đều làm tốt công tác phòng chống dịch. Cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền, các doanh nghiệp đã thực hiện cấp phát khẩu trang miễn phí cho người lao động, bố trí nước rủa tay sát khuẩn tại các cổng ra vào, tăng cường xà phòng, bổ sung thêm các điểm rủa tay trong công ty, tuyên truyền cho CNLĐ biết cách bảo vệ và phòng chống cho bản thân cho cộng đồng, đo thân nhiệt toàn thể người lao động hàng ngày và kê khai y tế, nâng cao chất lượng dinh dưỡng bữa ăn ca cho người lao động. Tại Văn phòng làm việc, nhà ở cho công nhân,  nơi có nhiều người hoạt động chung, các vị trí có nguy cơ lây nhiễm, các thiết bị, công cụ lao động sử dụng hàng ngày… được các doanh nghiệp chú ý, thường xuyên khử trùng bằng Cloroamin B định kỳ.

Các doanh nghiệp đã chủ động thay đổi phương thức hội họp, hạn chế cử cán bộ, nhân viên đi công tác đến các vùng có dịch, đồng thời phát huy tối đa các giải pháp làm việc trực tuyến, chuẩn bị sẵn sàng phương án và nguồn lực ứng phó tình huống có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh để phối hợp kịp thời với cơ quan y tế.

Tuy nhiên do dịch bệnh kéo dài, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các nước Châu âu, nên nhìn chung các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và kinh doanh như đơn hàng bị cắt giảm, nguyên vật liệu về chậm, các đơn hàng xuất đi bị chậm do phải tuân thủ quy định an toàn, cách ly, phòng dịch, một số đơn hàng mới phát sinh thì bị hủy, dòng vốn quay lại chậm. một số doanh nghiệp phải tạm hoãn hoặc cho người lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động. LĐLĐ huyện đã chỉ đạo công đoàn phối hợp với doanh nghiệp đảm bảo chế độ, quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp phải tạm ngừng việc do ảnh hưởng của dịch covid-19 đặc biệt chi trả lương ngừng việc cho CNLĐ theo đúng quy định của Bộ LĐTBXH. Do làm tốt chức năng chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động nên công đoàn khối doanh nghiệp đã đấu mối làm việc cùng BGĐ công ty có những phúc lợi cao hơn cho người lao động so với quy định của Bộ LĐTBXH như: Một số công ty cho CNLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động nhưng vẫn hỗ trợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN và một phần kinh phí cho người lao động trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động tiêu biểu như Công ty CPDCTT Delta có đã hỗ trợ cho những CNLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động với số tiền bình quân là 3.000.000đ/người/ tháng, tham gia đòng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động; Công ty TNHH Bình Phát hỗ trợ cho CNLĐ bình quân 800.000đ/người/tháng, tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động; Công ty DV và TM Bông Sen, Công ty CP MeDiPha vẫn tham gia đóng BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động

Do nắm bắt kịp thời tình hình diễn biến của dịch bệnh kéo dài LĐLĐ huyện dã kịp thời chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp cùng doanh nghiệp trong việc phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh và sắp xếp sản xuất của công ty với phương châm công đoàn đồng hành cùng người lao động, chung tay xây dựng và phát triển doanh nghiệp  từ đó tạo sự yên tâm cho người lao động, góp phần vào sự phát triển ổn định của doanh nghiệp nói riêng và tình hình CNVCLĐ trên địa bàn huyện Hoằng Hóa nói chung .

Thanh Nga - LĐLĐ huyện Hoằng Hóa

Trang thông tin điện tử Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa

Giấy phép số 06/GP-TTĐT do Sở thông tin Truyền thông tỉnh Thanh Hóa ngày 01/9/2021

Địa chỉ: Số 37 - Đại lộ Lê Lợi - Tp. Thanh Hóa

Điện thoại: 02373.852.369 ; Fax: 02373.852.369; Email: congdoanthanhhoa@thanhhoa.gov.vn

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa