Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa
CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG TIÊN PHONG, HIỆN THỰC HÓA KHÁT VỌNG XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG THANH HÓA VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG        
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 13

    Hôm nay: 614

    Đã truy cập: 2325303

Những điểm mới có hiệu lực từ 01/01/2021 về thời gian làm việc và nghỉ ngơi

Bổ sung thêm 1 ngày nghỉ lễ từ năm 2021, “nới” khung làm thêm trong tuần từ 30 h lên 40 h, bổ sung thêm nhiều ngành nghề có thể tăng thời gian làm thêm lên 300 h/năm…v.v.. Đây là những điểm mới về thời giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi được quy định tại Luật Lao động 2019 so với Luật Lao động 2012. Được biết, Luật Lao động 2019 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

1. "NỚI" KHUNG GIỜ LÀM THÊM TRONG TUẦN

Theo Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày.

Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.

Đặc biệt, khung giờ làm thêm trong tháng được “nới” từ 30h/tháng lên thành 40h/tháng.

Luật cũng quy định cụ thể các trường hợp làm thêm giờ đến 300h/năm.

2. BỔ SUNG CÁC TRƯỜNG HỢP LÀM THÊM 200h - 300h/năm

Theo Luật Lao động 2019, khung giờ làm thêm tối đa 300h/năm được áp dụng cho các ngành sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản.

Đồng thời, Luật cũng bổ sung thêm 3 ngành được áp dụng khung làm việc trên, là: Điện, điện tử, diêm nghiệp.

Bên cạnh đó, Luật Lao động 2019 cũng quy định các trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất.

Các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

3. THỜI GIAN LÀM VIỆC BÌNH THƯỜNG

Trong Luật Lao động 2019, thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần.

Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết.

Trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

4. MINH BẠCH THỜI GIAN NGHỈ TRONG GIỜ LÀM VIỆC

Luật Lao động 2019 quy định rõ, người lao động làm việc theo thời gian làm việc quy định tại Điều 105 từ 6 giờ trở lên trong 1 ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 6 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

Ngoài thời gian nghỉ quy định trên, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Việc quy định thời gian nghỉ của Luật Lao động 2019 dù không thay đổi về số lượng nhưng có tính minh bạch hơn so với quy định của Luật Lao động 2012.

Trước đó, Luật Lao động 2012 quy định: Người lao động làm việc liên tục 8 giờ hoặc 6 giờ theo quy định tại Điều 104 của Luật được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời gian làm việc...

                                                  (nguồn FB Công đoàn Việt Nam)

Trang thông tin điện tử Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa

Giấy phép số 06/GP-TTĐT do Sở thông tin Truyền thông tỉnh Thanh Hóa ngày 01/9/2021

Địa chỉ: Số 37 - Đại lộ Lê Lợi - Tp. Thanh Hóa

Điện thoại: 02373.852.369 ; Fax: 02373.852.369; Email: congdoanthanhhoa@thanhhoa.gov.vn

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa