Liên đoàn Lao động Hậu Lộc nhân rộng từ các mô hình hay, cách làm sáng tạo
Phong trào thi đua công nhân viên chức lao động huyện Hậu Lộc chung sức hiện thực hóa khát vọng xây dựng quê hương Thanh Hóa văn minh thịnh vượng giai đoạn 2021-2030 đã đi vào cuộc sống. Với mục tiêu mỗi công đoàn cơ sở 1 mô hình, sáng kiến, từ đầu năm 2021 đến nay đã có 50/135 chiến tỷ lệ 40% tổng số CĐCS xây dựng được mô hình sáng kiến tiêu biểu, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nổi bật là mô hình nuôi trồng dược liệu Đông trùng hạ thảo của công đoàn Công ty TNHH được liệu SUKHA do anh Nguyễn Hoài Châu làm Giám đốc. Từ mô hình nuôi trồng tổng hợp trước đây, anh Nguyễn Hoài Châu có thêm nhiều kinh nghiệm quý trong thành công và thất bại để có thêm nhiều cách làm hay sáng tạo. Trải qua nhiều năm học hỏi, tìm tòi ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nuôi trồng chế biến dược liệu Đông trùng hạ thảo, một trong sản phẩm hàng hóa đang được thị trường trong và ngoài huyện chấp nhận. Bằng nguồn vốn của gia đình và vay vốn từ ngân hàng. Anh bắt đầu ứng dụng công nghệ nuôi trồng và chế biến dược liệu Đông trùng hạ thảo từ cuối tháng 12/2021. Sau hơn 1 tháng vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mẻ đầu tiên đưa ra thị trường 8000 hộp, chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ hết trị giá thu về 480 triệu đồng. Trừ chi công lao động 7 người bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng còn tích lũy 140 triệu đồng. Từ nguyên liệu tươi, Công ty TNHH SUKHA đưa vào chế biến thành 7 loại sản phẩm bao gồm Đông trùng hạ thảo tươi, khô, cao khô, cao đặc, cao Đông trùng hạ thảo với tỏi đen, mật ong Đông trùng hạ thảo và rượu Đông trùng hạ thảo.
Mô hình trồng rau trong nhà lưới của CĐCS xã Phú Lộc lần đầu đưa vào sản xuất từ năm 2021. Kết quả mô hình này đang phát huy hiệu quả. Với hơn 1500m2 1 năm luân canh 7 vụ, bao gồm các loại cây hàng hóa như cải chân vịt, thủy canh, xà lách nhật bản,v.v. đưa 1ha canh tác đạt 150 triệu đồng trước đây lên gần 600 triệu đồng/năm cao gấp 6 lần so với các loại cây hàng hóa khác.
Mô hình trồng dưa Kim Hoàng Hậu trong nhà lưới của chị Nguyễn Thị Luận đoàn viên công đoàn xã Hoa Lộc vừa ứng dụng khoa học công nghệ cây dưa Kim Hoàng Hậu cho lứa đầu tiên đạt kết quả cao. Với diện tích 1000 m2; 2200 gốc sau 95 ngày thu hoạch đạt năng suất 2,5 tấn quả giá trị thu về 95 triệu đồng trả công cho 2 lao động và các chi phí khác như giống, vật tư, phân bón còn tích lũy 45 triệu đồng. Cây dưa Kim Hoàng Hậu được trồng trong giá thể, mỗi giá thể được đóng thành bánh xung quanh bằng phân hữu cơ và trấu ủ mục sau khi ươm cây giống lên cao 10 cm các cây giống được đưa vào giá thể kể từ lúc đưa vào giá thể đến khi thu hoạch tất cả đều được chăm sóc quy trình khép kín, 1 vụ sản xuất cây dưa Kim Hoàng Hậu 95 ngày, dự tính mỗi năm trồng 3 vụ mỗi vụ đạt sản lượng từ 2,5-3 tấn quả trị giá thu về 95-100 triệu đồng, 1 năm thu nhập 285-300 triệu đồng. Trừ các chi phí khác trả công cho người lao động, giống vật tư phân bón còn thực lãi 150-170 triệu đồng. Như vậy 1ha đất canh tác đạt giá trị từ 800-850 triệu đồng cao gấp 10 lần trồng lúa và 6 lần trồng các cây màu hàng hóa khác. Dưa Kim Hoàng Hậu của gia đình chị Nguyễn Thị Luận đoàn viên công đoàn xã Hoa Lộc đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Mô hình dưa Kim Hoàng Hậu Công đoàn xã Phú Lộc
Mô hình sản xuất dao không rỉ của công đoàn Công ty TNHH Tinh Anh Thu ở xã Tiến Lộc đã đưa vào sản xuất từ đầu năm 2021. Trước đây nghề rèn Tiến Lộc nói chung, xưởng rèn của Công ty TNHH Tinh Anh Thu nói riêng sản xuất dao chủ yếu bằng các loại nhíp ô tô, qua sử dụng loại dao này hay bị han rỉ, độ bền của dao không cao. Song qua nhiều lần tìm tòi, thử nghiệm, anh Ngọ Văn Thế Giám đốc công ty đã nghiên cứu có 1 loại thép mà lâu năm ít có người chú ý đó là vòng bi ô tô nhật bản, loại vòng bi nhật bản đòi hỏi nhiệt độ nung lên tới 440 độ c so với các loại thép thông thường khi sản phẩm ra đời nâng độ bền cao hơn gấp 5 lần. Hiện nay loại dao sản xuất từ vòng bi nhật của Công ty TNHH Tinh Anh Thu xã Tiến Lộc đang được người dân tín nhiệm tiêu dùng. Hiện nay loại dao này đang được đề nghị công nhận là sản phẩm OCOP
Ngoài 4 mô hình kinh tế tiêu biểu trên, Liên đoàn Lao động huyện Hậu Lộc còn chọn xây dựng các mô hình như cải cách hành chính thực hiện 3 không, không phiền hà sách nhiễu, không trả lại hồ sơ quá 1 lần, không trễ hẹn ở công đoàn cơ quan UBND huyện, mô hình chính quyền vì nhân dân phục vụ, ở công đoàn thị trấn, mô hình an toàn vệ sinh viên không có tệ nạn xã hội, không có công nhân trộm cắp, không để đình công, nghỉ việc tập thể ở công đoàn Công ty TNHH IVORY, mô hình sáng xanh , sạch đẹp ở công đoàn cơ quan Huyện ủy, công đoàn Công ty TNHH NY Hoa Việt, mô hình tận dụng các loại phế liệu như lốp xe máy, vỏ bia, chai Coca làm đồ chơi cho các cháu mẫu giáo ở trường Mầm non Văn Lộc, Hải Lộc tiết kiệm hàng trăm triệu đồng, mô hình chế biến thủy, hải sản ở công đoàn xã Ngư Lộc, mô hình vườn hoa cây cảnh ở CĐCS xã Hưng Lộc, v.v. đã và đang tạo ra bức tranh mới, diện mạo mới, hình ảnh mới của CĐCS ở huyện Hậu Lộc.
Kết quả bước đầu từ phong trào công nhân viên chức lao động chung sức hiện thực hóa khát vọng xây dựng quê hương Thanh Hóa văn minh thịnh vượng đã và đang có sức lan tỏa mạnh mẽ trong công nhân viên chức lao động, đó là tiền đề để Liên đoàn Lao động Hậu Lộc tổng kết rút kinh nghiệm tiếp tục nhân rộng trên địa bàn.
Trình Ngọc Quang - Liên đoàn Lao động huyện Hậu Lộc