Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa
CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG TIÊN PHONG, HIỆN THỰC HÓA KHÁT VỌNG XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG THANH HÓA VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG        
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 42

    Hôm nay: 5008

    Đã truy cập: 3054305

Bảo tồn nghề truyền thống từ thực hiện bảo vệ người lao động

Triển khai Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, nhiều nơi trong cả nước các cấp Công đoàn thực hiện thành lập Nghiệp đoàn cơ sở. Tại các làng nghề, Nghiệp đoàn cơ sở ra đời không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động mà còn góp phần bảo tồn nghề truyền thống, xây dựng và phát huy văn hóa các dân tộc

Buổi sinh hoạt của Nghiệp đoàn dệt thổ cẩm xã Thanh Lâm (Như Xuân)

Các cụ cao tuổi trên địa bàn xã Thanh Lâm kể lại, không biết nghề dệt thổ cẩm có từ bao giờ nhưng những người phụ nữ dân tộc Thái trước đây ai cũng biết trồng bông, xe sợi và dệt thổ cẩm. Những cô gái dân tộc Thái ở địa phương lên 10 tuổi đã học dệt, 18, đôi mươi đã thành thạo bên khung cửi để phục vụ nhu cầu may mặc trang phục truyền thống cho gia đình. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và sự đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp, người dân đã lựa chọn những trang phục đơn giản, tiện lợi thay cho sắc phục truyền thống. Chị Lò Thị Sáng, một người gắn bó với nghề dệt trên địa bàn xã, cho biết: Trước đây, có thời điểm trong xã rất ít người dệt thổ cẩm, chỉ một số người cao tuổi và phụ nữ làm nông thuần túy là duy trì nghề. Họ vẫn miệt mài tạo nên những chiếc khăn, áo, mũ đội đầu mang bản sắc dân tộc để dùng trong ngày lễ như cưới hỏi, ma chay...

Các đoàn viên Nghiệp đoàn dệt thổ cẩm xã Thanh Lâm (Như Xuân) duy trì và phát triển nghề truyền thống của phụ nữ dân tộc Thái.

Chị cho biết nghề dệt thổ truyền thống vẫn đang được các hộ dân ở đây nỗ lực duy trì, bảo tồn và  hiện nay, các sản phẩm làm ra chủ yếu bán trong tỉnh và các tỉnh Nghệ An, Hòa Bình. Bình quân mỗi thành viên có thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Nghề dệt thổ cẩm Thanh Lâm đã giúp một số hộ thoát nghèo, duy trì nguồn thu nhập ổn định, nhất là gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Như Xuân. Tuy nhiên, nghề truyền thống, lao động nghề dệt truyền thống gặp không ít khó khăn. Một trong số đó là đầu ra sản phẩm, điều kiện làm việc. Theo Chị Lò Thị Sáng, công việc này mang tính hộ gia đình, tận dụng lao động nông nhàn, chỗ làm việc.

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh và lãnh đạo huyện Như Xuân trao quà cho đoàn viên.

Tháng 10 vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Như Xuân đã trao Quyết định thành lập 01 Nghiệp đoàn cơ sở dệt thổ cẩm xã Thanh Lâm với 55 thành viên. Chị Lò Thị Sáng là một trong những đoàn viên đầu tiên của Nghiệp đoàn cơ sở dệt thổ cẩm xã Thanh Lâm. Nghiệp đoàn thực hiện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho các thành viên; hỗ trợ kiến thức, khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường nâng cao chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người lao động; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, các sự kiện cộng đồng để gắn kết các thành viên và nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên; góp phần đẩy mạnh phát triển ngành nghề đúc đồng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa đã trao tặng 08 suất quà cho đoàn viên và trao kinh phí 4 triệu đồng hỗ trợ hoạt động ban đầu cho Nghiệp đoàn.

Chính vì vậy, khi Nghiệp đoàn cơ sở được thành lập, Chị Sáng và các đoàn viên khác rất vui mừng. Chị Sáng tâm sự, trở thành đoàn viên của Nghiệp đoàn, chị hy vọng các quyền lợi của mình cũng như các đoàn viên khác là thành viên của gia đình sẽ được đảm bảo. Chị Sáng cũng mong muốn ngoài chức năng đại diện cho quyền lợi của đoàn viên, Nghiệp đoàn sẽ tổ chức những hoạt động truyền thông giá trị văn hóa của nghề dệt thổ cẩm truyền thống; giáo dục về văn hóa của người thái.

Qua đó góp phần giới thiệu và bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống. “Giờ đây, không chỉ là hội viên của Câu lạc bộ mà còn là đoàn viên của Nghiệp đoàn cơ sở, tôi tin các quyền lợi của tôi sẽ được đảm bảo tốt hơn nữa. Nhưng tôi biết trách nhiệm của mình đối với nghề nghiệp cũng cao hơn vì sự bảo tồn, phát triển của nghề dệt thổ cẩm  truyền thống” – chị Sáng nói.

Về hoạt động của Nghiệp đoàn cơ sở dệt thổ cẩm xã Thanh Lâm, chị Vi Thị Bích  - Chủ tịch Nghiệp đoàn cho biết sau khi được Liên đoàn Lao động huyện Như Xuân  giáo dục, tuyên truyền về tổ chức Công đoàn, về quyền lợi và trách nhiệm của đoàn viên Công đoàn cũng như về chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghiệp đoàn cơ sở đã được thành lập và các hội viên của Câu lạc bộ tự nguyện gia nhập Nghiệp đoàn. Đây là một dấu mốc quan trọng vì Nghiệp đoàn sẽ thực hiện vai trò đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động.

Để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của xã Thanh Lâm nói riêng và huyện Như Xuân nói chung, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần cho Nhân dân trên địa bàn, là việc làm mang ý nghĩa rất quan trọng đang được Nghiệp đoàn dệt thổ cẩm của đoàn viên nghiệp đoàn xã Thanh Lâm thực hiện có hiệu quả./.

                                                                    Đoàn Lưu – LĐLĐ huyện Như Xuân  

Trang thông tin điện tử Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa

Giấy phép số 06/GP-TTĐT do Sở thông tin Truyền thông tỉnh Thanh Hóa ngày 01/9/2021

Địa chỉ: Số 37 - Đại lộ Lê Lợi - Tp. Thanh Hóa

Điện thoại: 02373.852.369 ; Fax: 02373.852.369; Email: congdoanthanhhoa@thanhhoa.gov.vn

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa