Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa
CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG TIÊN PHONG, HIỆN THỰC HÓA KHÁT VỌNG XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG THANH HÓA VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG        
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 27

    Hôm nay: 5596

    Đã truy cập: 2939029

Giải pháp nâng cao công tác triển triển khai thực hiện Luật dân chủ ở cơ sở trong các cấp Công đoàn huyện Ngọc Lặc.

Thực hiện Luật dân Chủ ở cơ sở là tiền đề quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội ở mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Xác định mục tiêu trên, thời gian qua, cùng với chính quyền, các cấp công đoàn trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đã tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, tham gia với chính quyền, chuyên môn đồng cấp triển khai thực hiện tốt Luật dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, thông qua việc triển khai Luật dân chủ ở cơ sở, các quy định của pháp luật về thực hiện Luật dân chủ ở cơ sở trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, DN.

Hội nghị CBCCNLĐ xã Cao Thịnh

Liên đoàn Lao động huyện đã chủ động tham mưu cho Huyện ủy, phối hợp với UBND huyện triển khai Luật dân chủ ở cơ sở và nhiều giải pháp thực hiện Luật dân chủ  cơ sở đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các CĐCS trong huyện. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động  cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ phát huy dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong việc tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Các công đoàn cơ sở đã chủ động đề xuất và phối hợp với chuyên môn tổ chức tốt Hội nghị CBCCVC trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Hội nghị người lao động trong các doanh nghiệp... Thông qua hội nghị, CĐCS đã đề xuất với chuyên môn đưa vào quy chế nội bộ những nội dung đảm bảo quyền của người lao động được biết, được bàn, được tham gia và kiểm tra giám sát; tổ chức lấy ý kiến người lao động; chủ động phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung quy chế đến người lao động; giám sát thực hiện quy chế dân chủ...

Hội nghị CBCCNLĐ xã Thạch Lập

Kết quả trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 có 100% các cơ quan, đơn vị tổ chức Hội nghị CBCCVC theo đúng quy định; có trên 75% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tổ chức Hội nghị NLĐ; 100% các công đoàn cơ sở  khối doanh nghiệp tổ chức đối thoại định kỳ theo quy định. Liên đoàn Lao động huyện ký kết Quy chế phối hợp với UBND huyện và 100% CĐCS ký kết Quy chế phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp; 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở và thực hiện công khai đầy đủ các nội dung phải công khai theo quy định. Hiện nay, có trên 80% công đoàn cơ sở và doanh nghiệp đã ký Thỏa ước lao động tập thể với nhiều nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật như: hỗ trợ tiền ăn ca, xăng xe, hỗ trợ tiền nuôi con nhỏ, tiền chuyên cần...chất lượng TƯLĐTT ngày càng được nâng cao,  trọng tâm là nội dung tăng lương, thưởng và nâng cao chất lượng bữa ăn ca. Nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ công đoàn về kỹ năng tham gia thực hiện Luật dân chủ cơ sở, Liên đoàn Lao động huyện đã phối hợp tổ chức 2 lớp tập huấn cho 270 cán bộ CĐCS; thông qua tập huấn đã trang bị cho đội ngũ cán bộ CĐCS  những kiến thức kỹ năng nâng cao năng lực và hiệu quả Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện Luật dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Từ những kết quả trên đã phát huy quyền làm chủ của của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình  thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên công tác triển triển khai thực hiện Luật dân chủ cơ sở trong các cấp Công đoàn huyện Ngọc  Lặc còn bộc lộ một số tồn tại hạn chế như: Việc tổ chức thực hiện Luật dân chủ cơ sở ở một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, CĐCS chất lượng chưa cao, hiệu quả chưa rõ nét; Hội nghị CBCCVC và Hội nghị NLĐ một số cơ quan, doanh nghiệp còn lồng ghép nội dung vào Hội nghị tổng kết, triển khai công tác năm.

Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế là một số Thủ trưởng cơ quan, Người SDLĐ chưa đề cao ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Luật dân chủ ở cơ sở; Do tính chất, công việc đặc thù của một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp lao động làm việc phân tán khó tập trung người lao động nên tác động đến tiến độ và chất lượng của Hội nghị CBCCVC, Hội nghị NLĐ.

Để nâng cao hiệu quả tham gia thực hiện tốt Luật dân chủ ở cơ sở trong thời gian tới  các cấp công đoàn trong huyện cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ về những nội dung cơ bản Công đoàn tham gia thực hiện dân chủ cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được quy định tại Luật dân chủ cơ sở, Nghị định số 149/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; Nghị định số 59/2023/NĐ- CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; Hướng dẫn số 11/HD-TLĐ về Công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở của Tổng LĐLĐ Việt Nam và các văn bản của LĐLĐ tỉnh, huyện chỉ đạo thực hiện Luật thực hiện dân chủ cơ sở.

- Chủ động phối hợp với các ngành chức năng tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá kết quả việc thực hiện Luật dân chủ ở cơ sở. Phát huy dân chủ ở cơ sở gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong CNVCLĐ.

- Phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức, người lao động phát huy năng lực, trí tuệ, nâng cao trách nhiệm tham gia về hoạch định cơ chế, chính sách, tham gia giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động, sản xuất kinh doanh...

- Chỉ đạo, hướng dẫn các CĐCS chủ động phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức và nâng cao hiệu quả chất lượng lượng hội nghị CBCCVC và Hội nghị NLĐ.

- Chỉ đạo các CĐCS chủ động đề xuất nội dung đối thoại với người sử dụng lao động, nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp; thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện vọng, những vấn đề bức xúc, nhất là những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của CNVCLĐ để kịp thời phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của CNVCLĐ đảm bảo quyền lợi của CNVCLĐ theo quy định của pháp luật.

- Đề xuất nhiều nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật trong Thỏa ước lao động tập thể.

                                                             Đinh Thị Ánh - LĐLĐ huyện Ngọc lặc

Trang thông tin điện tử Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa

Giấy phép số 06/GP-TTĐT do Sở thông tin Truyền thông tỉnh Thanh Hóa ngày 01/9/2021

Địa chỉ: Số 37 - Đại lộ Lê Lợi - Tp. Thanh Hóa

Điện thoại: 02373.852.369 ; Fax: 02373.852.369; Email: congdoanthanhhoa@thanhhoa.gov.vn

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa