Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa
CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG TIÊN PHONG, HIỆN THỰC HÓA KHÁT VỌNG XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG THANH HÓA VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG        
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 18

    Hôm nay: 318

    Đã truy cập: 2310308

Công đoàn ngành Công Thương Thanh Hóa nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát trong tổ chức Công đoàn

Công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ quan trọng, từ đó có giải pháp uốn nắn, chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong quá trình hoạt động, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

Công đoàn ngành Công Thương hiện nay có 41 CĐCS trực thuộc với tổng số  đoàn viên 3.566/4.012 CNVCLĐ, trong đó khu vực hành chính, sự nghiệp: 320 người; khu vực sản xuất kinh doanh 3.692 người, mức thu nhập bình quân của công nhân, viên chức, lao động là 5.500.000 đồng/người/tháng.Trong những năm qua, các cấp công đoàn trong ngành Công Thương Thanh Hóa luôn trú trọng triển khai, thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ công đoàn Việt Nam, công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn tại các đơn vị theo quy định. Tỷ lệ kiểm tra, giám sát hằng năm ở các cấp công đoàn trong ngành luôn đạt chỉ tiêu của Liên đoàn lao động tỉnh giao, tổ chức kiểm tra thường xuyên và các cuộc kiểm tra đột xuất nhằm nâng cao ý thức chấp hành Điều lệ; ngăn ngừa kịp thời các dấu hiệu vi phạm Điều lệ, Chỉ thị, Nghị quyết và các quy định của CĐ cơ sở. Việc quản lý thu, chi tài chính, tài sản công đoàn từng bước đi vào nề nếp; giải quyết và tham gia giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, CNVCLĐ; không có đơn thư tồn đọng. Qua đó đã thể hiện rõ chức năng vai trò của công đoàn tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên CNVCLĐ.Sáu tháng đầu năm 2021, UBKT công đoàn các cấp trong ngành  đã tổ chức kiểm tra được 14 cuộc, trong đó: UBKT Công đoàn ngành đã kiểm tra công đoàn cơ sở được 04 cuộc và công đoàn cơ sở tự kiểm tra 10 cuộc; Tổ chức giám sát được 6 cuộc, trong đó Công đoàn ngành giám sát được 02 cuộc, CĐCS giám sát được 04 cuộc. Qua kiểm tra, giám sát các cấp công đoàn trong ngành cơ bản thực hiện tốt các quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam như: bám sát quy chế hoạt động, chương trình công tác năm để thực hiện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng trong CNVCLĐ, triển khai, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Thực hiện nghiêm túc công tác tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế Công đoàn, phối hợp với cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng trên địa bàn đôn đốc thu 2% kinh phí công đoàn và 1% đoàn phí công đoàn theo kế hoạch; thực hiện thu - chi tài chính, tài sản đúng quy định, cấp kinh phí cho công đoàn cơ sở kịp thời đảm bảo các hoạt động; phối hợp tổ chức đối thoại giữa người lao động với chủ sử dụng lao động tại các DN thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ngoài nhà nước. Giải quyết và tham gia giải quyết có hiệu quả, kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, CNVCLĐ, không có đơn thư tồn đọng. Qua đó đã thể hiện rõ vai trò của công đoàn tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên CNVCLĐ, góp phần quan trọng trong việc xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm tra, giám sát tại một số CĐCS còn bộc lộ hạn chế như: Hoạt động của một số UBKT CĐCS có lúc, có nơi còn chưa thường xuên, liên tục, hiệu quả chất lượng chưa cao. một số UBKT công đoàn cơ sở còn chưa chủ động thực hiện kiểm tra, giám sát theo kế hoạch; còn hạn chế về năng lực kiểm tra, nên kế hoạch kiểm tra cùng cấp và tự kiểm tra ở cơ sở còn hạn chế, còn lúng túng trong thực hiện cuộc kiểm tra, giám sát; chất lượng các cuộc kiểm tra chưa cao.Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm  y tế, ốm đau, thai sản, vv cho CNVCLĐ chưa được thường xuyên; việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, CNVCLĐ ở một số CĐCS có lúc còn chậm.

Nguyên nhân của tồn tại nêu trên là do Một số BCH, Ban Thường vụ công đoàn cơ sở chưa thực sự quan tâm lãnh đạo công tác kiểm tra; Cán bộ làm công tác kiểm tra cơ sở hầu hết làm kiêm nhiệm, không ổn định về tổ chức (thường bị điều động), bị động về công tác chuyên môn,thời gian giành cho hoạt động công tác kiểm tra, giám sát còn ít.

Ảnh: Thường trực Công đoàn ngành Công Thương giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động tại Công ty CP Giấy Lam Sơn.

Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc kiểm tra, giám sát đạt mục đích đề ra,góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tại các cấp công đoàn, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh,trong thời gian tới các cấp công đoàn  trong ngành cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

Một là, chỉ đạo Ủy ban kiểm tra các cấp trong ngành xây dựng Chương trình, kế hoạch và chủ động kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức hoạt động; chế độ sinh hoạt và hoạt động công đoàn, việc thực hiện các quy chế làm việc, chương trình hoạt động; việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại hội III Công đoàn ngành Công Thương, Nghị quyết Đại hội XIX Công đoàn Thanh Hóa, Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

Hai là, Ủy ban Kiểm công đoàn ngành cần bám sát chỉ đạo của Ban Chấp hành, UBKT công đoàn cơ sở, tập trung nghiên cứu các văn bản của tổ chức Công đoàn về công tác kiểm tra, giám sát, nhất là: Quy chế hoạt động đoàn kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Công đoàn; Quy định giám sát trong tổ chức Công đoàn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, để tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo đúng quy định.

Ba là: Tăng cường công tác kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; tập trung kiểm tra những biểu hiện vi phạm Điều lệ công đoàn như vi phạm các quy định về nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quản lý điều hành; công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.Đẩy mạnh công tác kiểm tra tài chính cùng cấp và cấp dưới. Tập trung vào việc kiểm tra thu kinh phí, đoàn phí, phân cấp, phân phối nguồn thu, cân đối thu chi ở các cấp công đoàn, nhất là CĐCS khu vực kinh tế ngoài nhà nước; kiểm tra chi tiêu, quản lý qũy tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc; việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính công đoàn tích lũy; quản lý, sử dụng tài sản công đoàn; Thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Bốn là, Tiếp tục giám sát việc triển khai, thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn ngành liên quan đến lợi ích thiết thực cho đoàn viên công đoàn; giám sát thực hiện việc khắc phục các hạn chế, thiếu sót qua kiến nghị, kết luận của đoàn kiểm tra, giám sát của Ủy Ban Kiểm tra Công đoàn ngành hàng năm.Triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”; Quyết định 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) Quy định về việc “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền;

Năm là:Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ công đoàn ngành,Công đoàn cơ sở  trong công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nghiêm quy định tiếp đoàn viên và người lao động. Thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ giải quyết dứt điểm các đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của công đoàn; chủ động tham gia với cơ quan nhà nước, người sử dụng lao động với nhiều hình thức thích hợp, hiệu quả để đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ.

Sáu là: Hàng năm,Ban Chấp hành, Ban Thường vụ  Công đoàn ngành và  công đoàn cơ sở  xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra và trang cấp đầy đủ tài liệu có liên quan đến hoạt động kiểm tra của tổ chức công đoàn; Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết hoạt động UBKT các cấp công đoàn trong ngành, đồng thời động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác kiểm tra, giám sát.

Phạm Ngọc Điệp- Công đoàn ngành Công Thương Thanh Hóa

Trang thông tin điện tử Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa

Giấy phép số 06/GP-TTĐT do Sở thông tin Truyền thông tỉnh Thanh Hóa ngày 01/9/2021

Địa chỉ: Số 37 - Đại lộ Lê Lợi - Tp. Thanh Hóa

Điện thoại: 02373.852.369 ; Fax: 02373.852.369; Email: congdoanthanhhoa@thanhhoa.gov.vn

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa