Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa
CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG TIÊN PHONG, HIỆN THỰC HÓA KHÁT VỌNG XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG THANH HÓA VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG        
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 36

    Hôm nay: 2201

    Đã truy cập: 3134253

Công đoàn ngành Y tế: Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Nữ công

Công tác vận động nữ công là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của tổ chức Công đoàn. Với đặc thù nghề nghiệp, Công đoàn ngành Y tế là một đơn vị có số nữ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng số, với 10.653/16.461 người (chiếm 64,7%). Do chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động của ngành, vì vậy các hoạt động chăm lo đối với nữ giới đã được Công đoàn ngành chú trọng, quan tâm triển khai thực hiện, đáp ứng được cơ bản nhu cầu, nguyện vọng của nữ CNVC-LĐ.

Hội nghị tổng kết công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động và hoạt động nữ công giai đoạn 2017-2022

       Những năm qua, Công tác vận động nữ CNVC-LĐ và hoạt động nữ công ngành Y tế luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của LĐLĐ tỉnh, Đảng ủy Sở Y tế, Ban Chấp hành Công đoàn ngành Y tế, công tác nữ công ngày càng được khẳng định, hoạt động nữ công đã nâng cao chất lượng, góp phần tích cực trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ cán bộ, đoàn viên, NLĐ; Trong nhiệm kỳ Công đoàn ngành Y tế đã xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Y tế và Công đoàn. Thực hiện tốt quy chế phối hợp đã phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên  và người lao động thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; giám sát công tác quản lý, điều hành của chuyên môn, các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ CNVC-LĐ.

       Các phong trào thi đua trong nữ CNVC-LĐ, đặc biệt là phong trào “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” được các cấp Công đoàn cụ thể hóa nội dung, tiêu chuẩn thi đua phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Phong trào “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành phong trào hành động cách mạng sôi nổi được đông đảo nữ CNVC-LĐ tham gia. Thông qua phong trào, nữ CNVCLĐ ngày càng trưởng thành về nhiều mặt, khẳng định được vai trò, vị thế của nữ CNVC-LĐ, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

       Sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổ chức Công đoàn và Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ cùng cấp trong việc tổ chức các phong trào nữ CNVC-LĐ và hoạt động nữ công, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động;  Đội ngũ cán bộ nữ công các cấp Công đoàn có tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, năng động, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công tác cùng với sự quan tâm Ban nữ công Công đoàn các cấp, sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp ủy, sự hỗ trợ của chính quyền, của Ban chấp hành CĐCS giúp cán bộ nữ công hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; Hầu hết nữ CNVC-LĐ đều có lập trường, tư tưởng ổn định, vững vàng, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hưởng ứng và tham gia tích cực các hoạt động nữ công do Công đoàn ngành tổ chức.

       Bên cạnh những kết quả đạt được, còn có những khó khăn tác động đến hoạt động nữ công đó là:

       - Công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai nghị quyết ở một số Ban nữ công Công đoàn cơ sở còn chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát đối với phong trào có lúc, có nơi chưa được thường xuyên.

       - Cán bộ làm công tác nữ công là công tác kiêm nhiệm do đó chưa dành nhiều thời gian cho công tác nữ công; phương pháp, kỹ năng trong tổ chức hoạt động, tham gia, phối hợp, thương lượng, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động cũng như kỹ năng vận động, thuyết phục nữ CNVC-LĐ còn hạn chế. Nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục còn nặng về lý luận, chưa sát với yêu cầu cụ thể đa dạng của từng loại hình cơ sở. Ngành Y tế là ngành đặc thù, chị em ngoài công việc trong giờ hành chính còn tham gia trực chuyên môn do đó việc tham gia các hoạt động nữ công còn hạn chế.

       - Ở một số CĐCS, vai trị của cán bộ nữ công còn mờ nhạt, chưa thu hút được đông đảo nữ CNVC-LĐ tham gia, hoạt động nữ công chỉ được tập trung chủ yếu vào các dịp lễ tết, gặp mặt và giao lưu bề nổi, ít mang tính chiều sâu về giới.

       - Từ năm 2019, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên thế giới và diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tất cả các cơ sở y tế tập trung nguồn lực cho công tác phòng chống dịch, vì vậy việc triển khai thực hiện các phong trào rất khó khăn và hiệu quả chưa cao. Hiện tại, dịch bệnh Covid-19 tạm thời ổn định, tuy nhiên trước áp lực công việc lớn trong khi thu nhập của nhân viên y tế bị giảm đáng kể. Vì vậy đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của người làm công tác y tế; một bộ phận cán bộ y tế không yên tâm công tác nên có tư tưởng hoặc đã dịch chuyển từ y tế công sang tư, thậm chí thay đổi nghề nghiệp sang làm công việc khác. 

       Để hoạt động nữ công và phong trào nữ CNVC-LĐ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, các cấp Công đoàn ngành Y tế Thanh Hóa tiếp tục tạo điều kiện tốt hơn để nữ CNVC-LĐ được học tập, lao động và phát triển, đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần; các phong trào thi đua giai đoạn 2017-2022 đã làm tốt và hiệu quả cần được tiếp tục phát huy và nhân rộng, sáng tạo và xây dựng thêm nhiều hoạt động và phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chính trị của ngành để cùng xây dựng ngành Y tế phát triển bền vững. Với mong muốn đó, Ban chấp hành Công đoàn ngành chỉ đạo Ban nữ công các cấp tập trung thực hiện một số nội dung sau;

        Một là. Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tuyên truyền nâng cao nhận thức công tác nữ công: Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ về công tác vận động nữ công trong tình hình mới tại Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới”; Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ, ngày 29/01/2011 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa X về “Công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”; nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp Công đoàn đối với công tác vận động nữ CNVC-LĐ.

       Hai là. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, nâng cao chất lượng hoạt động Ban Nữ công: Ban chấp hành Công đoàn tham mưu cho Cấp uỷ trong việc quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ nhằm khắc phục tư tưởng an phận trong nội bộ cán bộ nữ. Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động Ban Nữ công Công đoàn các cấp; Tiếp tục chỉ đạo các Ban nữ công duy trì triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp; Phối hợp với chính quyền của đơn vị, khuyến khích và tạo điều kiện cho nữ CNVC-LĐ được học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức về chính trị, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Góp phần xây dựng đơn vị, xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng phát triển; nâng cao địa vị lao động nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ mới.

       Ba là. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, vận động nữ công nhân, viên chức, lao động: Đẩy mạnh hoạt động, lựa chọn các hình thức tuyên truyền phối hợp với điều kiện làm việc của nữ CNVC-LĐ trong đơn vị đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả”. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam và văn hóa công sở. Xây dựng gia đình CNVC-LĐ "No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc".

       Bốn là. Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua "Giỏi việc nước, Đảm việc nhà”: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” trong nữ CNVC-LĐ gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua khác trong CNVC-LĐ nhằm thu hút đông đảo nữ CNVC-LĐ tham gia. Tôn vinh, biểu dương kịp thời các tài năng sáng tạo nữ, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và các cuộc vận động; Cán bộ, đoàn viên, lao động nữ phát huy hơn nữa tinh thần và truyền thống tốt đẹp của người Phụ nữ Việt Nam luôn “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, sáng tạo, chủ động, linh hoạt giải quyết tốt các mối quan hệ giữa gia đình và công việc, xứng với danh hiệu người phụ nữ “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà”.

       Năm là. Quan tâm, nắm bắt kịp thời tư tưởng nữ cán bộ đoàn viên, động viên cán bộ đoàn viên yên tâm công tác vì sự phát triển của cá nhân và đơn vị: Trong tình hình mới, quan hệ lao động sẽ ngày càng phức tạp, nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của lao động nữ đòi hỏi đội ngũ cán bộ nữ công CĐCS phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quan tâm đến tư tưởng nữ cán bộ đoàn viên. Chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần, sức khỏe của lao động nữ. Nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của lao động nữ, hỗ trợ lao động nữ xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Động viên nữ cán bộ yên tâm công tác, gắn bó thủy chung, đảm bảo hài hòa lợi ích cá nhân và tập thể góp phần xây dựng ngành Y tế ngày càng phát triển.

       Sáu là. Thường xuyên quan tâm, kiện toàn và củng cố tổ chức hoạt động của Ban nữ công các cấp: Để Ban nữ công thực sự là ban tham mưu giúp việc cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn các cấp, cần lựa chọn đội ngũ cán bộ nữ công có đủ năng lực và các kỹ năng để trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, đại diện cho tập thể người lao động trong xây dựng, giải quyết các vấn đề với người sử dụng lao động. Tiếp tục tổ chức các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nữ CNVC-LĐ. Đồng thời, chú trọng công tác chỉ đạo, nhằm đẩy mạnh hoạt động của ban nữ công CĐCS để ban nữ công phát huy tốt vai trị của mình, trở thnh địa chỉ tin cậy cho nữ đoàn viên, CNVC-LĐ, góp phần nâng cao vị thế của tổ chức công đoàn trong tình hình mới./.

       Những kết quả mà nữ CNVC-LĐ ngành Y tế đạt được những năm qua đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân trong tình hình mới. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước hình ảnh những nữ CNVC-LĐ Y tế đồng thời là những người mẹ hiền hết lòng vì người bệnh đã tạo ấn tượng tốt đẹp đối với người bệnh và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh./.

Trương Việt Dũng - PCT CĐN Y tế

Trang thông tin điện tử Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa

Giấy phép số 06/GP-TTĐT do Sở thông tin Truyền thông tỉnh Thanh Hóa ngày 01/9/2021

Địa chỉ: Số 37 - Đại lộ Lê Lợi - Tp. Thanh Hóa

Điện thoại: 02373.852.369 ; Fax: 02373.852.369; Email: congdoanthanhhoa@thanhhoa.gov.vn

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa