Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa
CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG TIÊN PHONG, HIỆN THỰC HÓA KHÁT VỌNG XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG THANH HÓA VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG        
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 14

    Hôm nay: 2418

    Đã truy cập: 2314565

Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt của các CĐCS trên địa bàn huyện Như Xuân

Xác định nâng cao chất lượng sinh hoạt trong các công đoàn cơ sở (CĐCS) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức công đoàn, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn. Trong những năm qua, LĐLĐ huyện Như Xuân luôn quan tâm nghiên cứu chỉ đạo và hướng dẫn các CĐCS, không ngừng đổi mới, nội dung, hình thức, nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức Công đoàn trên địa bàn huyện .

Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt của các CĐCS trên địa bàn huyện Như Xuân

Buổi sinh hoạt thường kỳ của công đoàn trường mần mon xã Bãi Trành

Thực tế cho thấy nội dunh, hình thức sinh hoạt của các loại hình CĐCS trên địa bàn huyện Như Xuân đã có rất nhiều cố gắng trong tìm tòi đổi mới cả nội dung lẫn hình thức và đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Công đoàn cơ sở trên toàn huyện đều có chương trình đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn. Theo đó nhiều cơ sở đã xây dựng chương trình hoặc ban hành nghị quyết chuyên đề về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt Công đoàn cơ sở” cho cả nhiệm kỳ Đại hội. Hàng năm và kết thúc nhiệm kỳ có tổng kết khen thưởng đã tạo thành cú hích thúc đẩy phong trào thi đua và hoạt động CĐ ở cơ sở phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, trong thực tế việc tổ chức sinh hoạt tại các CĐCS hiện nay còn nhiếu bất cập như: sinh hoạt không đều, còn phụ thuộc vào chuyên môn, nội dung sinh hoạt thiếu cụ thể thiết thực, nhất là với CĐCS trong DN ngoài Nhà nước và ở cơ quan HCSN. Sinh hoạt CĐ chủ yếu nghe Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch trình bày và nhất trí cho nhanh, ít có ý kiến tham gia của đoàn viên; chưa đưa ra được vấn đề đoàn viên quan tâm để thảo luận và tháo gỡ; có nơi chỉ bàn công tác chuyên môn mà không đề cập đến nội dung, nhiệm vụ hoạt động CĐ, nên đoàn viên có cảm tưởng như một cuộc họp chuyên môn thu nhỏ hoặc họp chuyên môn lần 2 dẫn đến không tha thiết tham gia sinh hoạt CĐ… Những hạn chế đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng đều làm giảm sút hiệu quả hoạt động và uy tín của tổ chức CĐ, nhất là tại cơ sở. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt của CĐCS, từ thực tiễn phong trào và qua nghiên cứu lý luận, LĐLĐ huyện Như Xuân đề ra một số giải pháp như sau:

Một là, phải thường xuyên đổi mới cả nội dung và hình thức sinh hoạt. Sinh hoạt phải có nội dung thiết thực cụ thể, hình thức phải phù hợp với yêu cầu và tính chất buổi sinh hoạt. Phải có mục đích rõ ràng, vừa phải với từng cấp công đoàn. Thời gian và địa điểm sinh hoạt cũng cần lựa chọn phù hợp tạo điều kiện cho đoàn viên được tham gia đông đủ, thoải mái nhất.

Công đoàn trường THCS xã Bãi Trành phát động phong trào thu đua hưởng ứng 75 sáng kiến vượt khó phát triển

Về nội dung sinh hoạt, trước hết phải bắt nguồn từ chức năng nhiệm vụ trong quy định tại Điều lệ CĐVN và chỉ đạo hướng dẫn của công đoàn cấp trên. Chú trọng vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể trong sản xuất công tác và tâm tư nguyện vọng chính đáng của đoàn viên tại đơn vị, đặc biệt là việc làm, đời sống và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Nội dung sinh hoạt cần kết hợp nhiệm vụ thường xuyên với sinh hoạt chuyên đề gắn với công tác chuyên môn để vận động đoàn viên cùng hăng hái thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của cơ sở.

Hai là, BCH CĐCS ở những đơn vị lớn phải họp thống nhất nội dung, lựa chọn hình thức cho phù hợp. Trước khi tiến hành cần tranh thủ ý kiến cấp ủy (hoặc theo nghị quyết của cấp ủy) và thống nhất với chuyên môn, nhất là những nội dung quan trọng. Từ nội dung có thể tổ chức hội nghị, tọa đàm, diễn đàn, hội thảo, giao lưu văn hóa, văn nghệ thể thao... Khi tiến hành cần phân công cán bộ chịu trách nhiệm từng nội dung cụ thể. Những vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền lợi kinh tế, chính trị của đoàn viên và sự tồn tại phát triển của đơn vị cần thông báo trước để đoàn viên nghiên cứu chuẩn bị tham gia ý kiến.

Ba là, điều hành sinh hoạt, không nhất thiết phải Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch mà tùy theo tính chất nội dung hoặc chuyên đề có thể giao cho Ủy viên BTV hoặc BCH phụ trách lĩnh vực được phân công chủ trì. Trong quá trình thảo luận nên đưa ra những tình huống có tính chất trái ngược nhau để cán bộ đoàn viên có điều kiện thể hiện sự hiểu biết và trách nhiệm của mình thông qua tranh luận, phát biểu ý kiến. Cách làm này vừa tạo cơ hội bồi dưỡng cán bộ công đoàn biết tự tin, tự chủ rèn luyện kỹ năng nói trước tập thể, mà đoàn viên còn thấy được trách nhiệm khi tham gia sinh hoạt công đoàn. Điều hành sinh hoạt phải khoa học, tự chủ tự tin. Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ.

Bốn là, sau buổi sinh hoạt phải rút ra được những vấn đề cần thực hiện, giải đáp các ý kiến của đoàn viên, đồng thời rút kinh nghiệm và lấy ý kiến cán bộ đoàn viên để buổi sinh hoạt tiếp theo đạt kết quả cao hơn.

Định kỳ hàng năm ít nhất một lần có sơ, tổng kết khen thưởng động viên kịp thời các CĐCS và CB đoàn viên có nhiều thành tích trong đổi mới trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức Công đoàn.

Năm là, để làm được tốt những việc nêu trên phải có một đội ngũ BCH, BTV thật sự đoàn kết thống nhât, năng động sáng tạo, trách nhiệm cao, không quản “thổi tù và” vì tổ chức và đoàn viên. Cá nhân Chủ tịch và Phó chủ tịch CĐCS, phải đúng là thủ lĩnh của tổ chức Công đoàn,  vừa giỏi cả tham mưu và tổ chức thực hiện thì chắc chắn hiệu quả hoạt động cũng như uy tín của tổ chức công đoàn luôn được phát huy tốt nhất.

Hội nghị cán bộ, công chức, người lao động xã Thượng Ninh tháng 2 năm 2021

Với cách làm và bước đầu thực hiện một số giải pháp “nâng cao chất lượng sinh hoạt trong các CĐCS” trên, cơ bản hiện nay đã các CĐCS khắc phục một bước tính hình thức, đơn điệu, cứng nhắc trong định kỳ sinh hoạt hàng tháng, nhiều CĐCS đã tổ chức đánh giá kết quả, chất lượng hoạt động của Công đoàn, chỉ ra được những hạn chế yếu kém để rút kinh nghiệm, đặc biệt tổ chức cho đoàn viên nghiên cứu, học tập về tư tưởng đạo đức phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mời các chuyên gia, các đồng chí báo cáo viên cấp huyện, cấp tỉnh về truyền đạt, coi trọng hơn công tác tư tưởng, tập trung bàn và giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực, những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm, quyền và lợi ích của cán bộ  đoàn viên, những vấn đề ở địa phương, cơ quan đơn vị; biểu dương những đoàn viên có thành tích, có cách làm hay, việc làm tốt và động viên, giúp đỡ những đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, tạo không khí vui tươi, dân chủ, cởi mở, chân thành trong hoạt động để đoàn viên bày tỏ chính kiến và bộc lộ tâm tư, nguyện vọng của mình. Qua đó BCH, BTV nắm chắc hơn tình hình tư tưởng của đoàn viên và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được BCH phân công, nhiều CĐCS đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề, phổ biến cẩm nang, kiến thức về giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, làm cho nội dung hoạt động phong phú, hấp dẫn hơn, góp phần bồi dưỡng, bổ sung kiến thức mới cho đoàn viên. Những chuyển biến tiến bộ về nền nếp, nội dung, chất lượng sinh hoạt của CĐCS nêu trên đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở trên toàn huyện, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Như Xuân./.

Lê Thanh Hải LĐLĐ huyện Như Xuân

Trang thông tin điện tử Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa

Giấy phép số 06/GP-TTĐT do Sở thông tin Truyền thông tỉnh Thanh Hóa ngày 01/9/2021

Địa chỉ: Số 37 - Đại lộ Lê Lợi - Tp. Thanh Hóa

Điện thoại: 02373.852.369 ; Fax: 02373.852.369; Email: congdoanthanhhoa@thanhhoa.gov.vn

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa